Home / Cách sử dụng đông trùng hạ thảo / Đông trùng hạ thảo Tây Tạng là gì? Công dụng, cách sử dụng hạ thảo

Đông trùng hạ thảo Tây Tạng là gì? Công dụng, cách sử dụng hạ thảo

Đông trùng hạ thảo Tây Tạng là gì? Công dụng, cách sử dụng hạ thảo

 

Đông trùng hạ thảo Tây Tạng (sâu cỏ Tây Tạng) là loại đông dược được tìm thấy trên cao nguyên Tây Tạng, Trung Quốc. Y học Trung Hoa và khoa học hiện đại đã nghiên cứu và chứng minh tác dụng của đông trùng hạ thảo đối với sức khỏe. Dưới đây là công dụng, cách dùng đông trùng hạ thảo Tây Tạng để người dùng tham khảo.

– Đông trùng hạ thảo Tây Tạng là gì?

Theo cuốn “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của Giáo sư Đỗ Tất Lợi, đông trùng hạ thảo còn có tên gọi khác là hạ thảo đông trùng, sâu cỏ, tằm huyết. Loại đông dược này có tên khoa học là Cordyceps sinensis. Đây là là sản phẩm của sự cộng sinh giữa nấm Cordyceps và ấu trùng sâu. Nấm thâm nhập và hút hết chất dinh dưỡng của ấu trùng khiến ấu trùng chết, khi mùa hè đến nấm trồi lên mặt đất và trở thành đông trùng hạ thảo. Chính vì điều này mà hạ thảo vừa được xem là động vật vừa là thực vật.

Đông trùng hạ thảo Tây Tạng là loại đông dược quý hiếm

 Đông trùng hạ thảo Tây Tạng là loại đông dược quý hiếm

– Đông trùng hạ thảo Tây Tạng mọc ở đâu?

Đông trùng hạ thảo Tây Tạng là loại dược liệu mọc trên cao nguyên Tây Tạng. Tại Trung Quốc,đông trùng hạ thảo có ở độ cao khoảng 4000m so với mực nước biển. Khu vực cao nguyên Tây Tạng, Vân Nam, Tứ Xuyên là nơi có nhiều hạ thảo phân bố. Loại sâu cỏ được ưa chuộng nhất trên thị trường là loại mọc ở vùng Nagqu  thuộc Tây Tạng.

Theo các chuyên gia, đông trùng hạ thảo ở Tây Tạng cho chất lượng tốt nhất. Nguyên nhân là vì đây là những khu vực có nền nhiệt thấp, ít người sinh sống nên môi trường không bị ô nhiễm tạo điều kiện cho sự sinh trưởng của hạ thảo, đem đến chất lượng sản phẩm tốt nhất.

Loại dược liệu này được người dân Trung Hoa xem là thứ “vàng mười” của sức khỏe. Chính vì thế đông trùng hạ thảo Tây Tạng trở nên khan hiếm và đắt đỏ. Không ít gian thương vì trục lợi đã đánh lừa lòng tin của người dùng, gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe khi sử dụng.

– Công dụng của đông trùng hạ thảo

+ Thành phần dược chất của đông trùng hạ thảo Tây Tạng

Nghiên cứu của Brewster và Aisberg (1917) cho thấy, trong hạ thảo đông trùng chưa các dược chất như:

  • 7% axit cocdixepic 3-4-5 tetraoxyhexahydrobenzoic;
  • 8% chất béo;
  • Adenosine, polysaccharide;
  • 25 – 32% protit…

Các dược chất này đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe người dùng: hỗ trợ tăng cường sinh lực ở người suy giảm chức năng tình dục,  hỗ trợ cải thiện chức năng gan, hỗ trợ điều trị ung thư là tác dụng mà các dược chất này mang lại.

+ Tác dụng của đông trùng hạ thảo với bệnh lý, sức khỏe

Năm 1917, hai nhà khoa học Brewster và Aisberg đã tiến hành nghiên cứu hạ thảo. Theo đó, họ thử nghiệm tiêm hạ thảo đông trùng dưới da của chuột nhắt, kết quả cho thấy khả năng hô hấp, nhịp tim chuột tăng lên. Điều này nhờ vào khả năng thúc đẩy quá trình vận chuyển oxy trong máu của hạ thảo Tây Tạng.

Năm 1952, hai vị danh y là Trịnh Phi Vũ và Trịnh Táo Kiệt đã nghiên cứu và chỉ ra đông trùng hạ thảo Tây Tạng có tác dụng ức chế vi khuẩn, virus gây bệnh.

Nghiên cứu của hai tác giả Trương Sỹ Thiện và Trương Bá Thạch (Trung Quốc) đã chỉ ra các công dụng của đông trùng hạ thảo Tây Tạng như sau:

  • Đối với bệnh tim mạch: Thử nghiệm trên ếch và thỏ cho thấy uống nước sắc đông trùng hạ thảo giúp nhịp tim ổn định nhờ việc làm thay đổi lượng huyết của tim. Điều này hoàn toàn trùng khớp với quan điểm của Y học Trung Hoa khi cho rằng đông trùng hạ thảo Tây Tạng có thể hỗ trợ chữa bệnh đau tim.
  • Đối với bệnh phổi: Đông trùng hạ thảo có tác dụng hỗ trợ thúc đẩy quá trình trao đổi oxy trong mạch máu. Đồng thời giúp giãn nở mạch máu, giãn nở khí quản hiệu quả. Công bố này giống với quan điểm của y học dân gian khi cho rằng sâu cỏ Tây Tạng có công dụng bổ phổi, tiêu đờm, hỗ trợ trị bệnh ho…
  • Tăng cường sinh lực nam giới, cải thiện chức năng tình dục: Đông trùng hạ thảo Tây Tạng được xem là thứ “tiên dược” cho sinh lý cả nam và nữ. Đây là loại đông dược có tác dụng cải thiện ham muốn vợ chồng, hỗ trợ điều trị chứng bất lực…

Đông trùng hạ thảo có nhiều lợi ích đối với sức khỏe

 Đông trùng hạ thảo có nhiều lợi ích đối với sức khỏe

  • Tác dụng đối với bệnh về gan: Các nghiên cứu của y học cổ truyền đều chỉ ra công dụng của hạ thảo đông trùng với bệnh gan. Dược chất có trong hạ thảo giúp cải thiện chức năng gan, giải độc cho gan. Do vậy, ngày nay hạ thảo đông trùng được sử dụng để hỗ trợ điều trị xơ gan, viêm gan B, C…
  • Giảm mệt mỏi, kích thích ngon miệng: Với những người ăn không ngon miệng, thường xuyên tress, mệt mỏi… sử dụng đông trùng hạ thảo là biện pháp hữu hiệu. Vì dược chất của đông trùng hạ thảo giúp nâng cao sức đề kháng, giảm mệt mỏi.

– Hướng dẫn sử dụng đông trùng hạ thảo Tây Tạng

Đông trùng hạ thảo Tây Tạng là loại đông dược quý, có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, sử dụng hạ thảo đông trùng như thế nào cho đúng cách thì không phải ai cũng biết. Dưới đây là một số cách dùng hạ thảo đem lại hiệu quả:

  • Đông trùng hạ thảo hỗ trợ trị liệt dương: Sử dụng 6gr bột đông trùng hạ thảo tươi, 12gr hà thủ ô, 8 gr dâm dương hoắc. Sắc dâm dương hoắc và hà thủ ô với nước, khi nước cô lại thì đem pha với bột hạ thảo. Chia hỗn hợp thành 2 – 3 phần và uống hết trong ngày.
  • Đông trùng hạ thảo hầm cháo bồ câu: Món ăn này phù hợp với người hoa mắt, chóng mặt thường xuyên, người thận hư, đau lưng… Sử dụng 2 con bồ câu; đông trùng hạ thảo (3- 5 con), long nhãn, hạt sen mỗi loại 15gr; cùng đường phèn, gừng tươi… Tiếp đến cho tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị vào một bát lớn rồi đậy lại, đem hấp cách thủy chừng 2 – 3 giờ là có thể đem ra thưởng thức.
  • Đông trùng hạ thảo hầm sườn heo: Hạ thảo đông trùng hầm giúp bồi bổ cơ thể, cải thiện trí nhớ cho người hay quên, giải tỏa căng thẳng mệt mỏi hiệu quả. Sử dụng 3 – 5 con đông trùng hạ thảo, kết hợp với 12gr mỗi loại đương quy, nhân sâm, kỷ tử và lượng sườn heo tùy ý. Cho các nguyên liệu đã chuẩn bị vào nồi và hầm khoản 2 giờ, sử dụng hết trong ngày để đem lại hiệu quả tốt nhất.
  • Ăn sống đông trùng hạ thảo giúp giữ lại chất dinh dưỡng: Hạ thảo đông trùng Tây Tạng chứa nhiều dược chất quý, giàu chất dinh dưỡng. Khi gặp nhiệt cao (quá trình nấu nướng) các dược chất này dễ bị biến đổi, làm mất các acid amin cần thiết. Do vậy, cách dùng tốt nhất là nhai sống hạ thảo.
  • Đông trùng hạ thảo hầm óc lợn: Món ăn này thích hợp cho bệnh nhân cơ thể suy nhược, thường xuyên mệt mỏi. Sử dụng 2 – 3 con đông trùng, 1 cái óc lợn. Cho 2 nguyên liệu này vào một tô lớn, thêm gia vị và hấp cách thủy, sau khi chín thì chia thành 2 phần và ăn trong ngày.

 Hạ thảo đông trùng Tây Tạng có thể được chế biến thành nhiều món ăn

Hạ thảo đông trùng Tây Tạng có thể được chế biến thành nhiều món ăn

  • Hạ thảo đông trùng hầm ba ba: Hầm đông trùng hạ thảo với ba ba có tác dụng hiệu quả với người bị ung thư gan, ung thư dạ dày, người bị bệnh phổi. Cần chuẩn bị sẵn 1 con ba ba, 3 – 5 con đông trùng hạ thảo, 10 quả táo đã bỏ hạt, cùng với hành lá, gừng tươi, tỏi… Sau đó đem ba ba luộc chín, bóc bỏ phần mỡ. Tiếp đến, cho tất cả các nguyên liệu và gia vị vào bát lớn rồi hấp cách thủy 2 giờ. Sau đó là có thể thưởng thức, lưu ý là phải dùng hết trong ngày.
  • Dùng hạ thảo chữa bệnh hen suyễn: Cần chuẩn bị 6gr bột hạ thảo, 6gr khoản động hoa, 8gr tang bạch bì, 3gr cam thảo. Đem sắc các vị thuốc khác với 700ml nước cho cô lại còn 200ml, sau đó cho bột hạ thảo vào hòa cùng và uống hết trong ngày. Có thể chia thành 3 lần uống trong ngày.

Đông trùng hạ thảo Tây Tạng là loại đông dược có nhiều lợi ích với sức khỏe, nhất là với các quý ông. Tuy nhiên, không phải cứ lạm dụng thì sức khỏe sẽ được cải thiện. Do vậy, người dùng cần đặc biệt lưu ý không nên lạm dụng loại dược liệu này, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Đông trùng hạ thảo Tây Tạng là gì? Công dụng, cách sử dụng hạ thảo
Đánh giá sao

About quản trị viên

Check Also

trong đông trùng hạ thảo chứa hàng loạt các dưỡng chất có lợi cho cơ thể

Những nghiên cứu chứng minh đông trùng hạ thảo giúp hỗ trợ tăng cường sức khỏe

Theo các chuyên gia phân tích, Đông trùng hạ thảo có dược tính rất đặc …